Loại bánh mì này được du nhập vào miền Bắc California bởi những người nhập cư Pháp trong thời kỳ cơn sốt vàng năm 1849. Họ đã bắt đầu làm bánh dựa trên công thức sourdough truyền thống, tuy không được đánh giá cao vào thời điểm đó, nhưng lại là cách làm bánh đáng tin cậy và rẻ, phù hợp với điều kiện ngoài tự nhiên và các nguyên liệu sẵn có. Qua thời gian, loại bánh mì sourdough tròn và trắng đơn giản đã trở thành một biểu tượng nổi bật, là tâm điểm trong văn hóa địa phương.
Bánh mì San Francisco nổi bật nhờ quá trình lên men lâu dài, tạo điều kiện cho vi khuẩn axit lactic phát triển, mang đến màu vàng óng ả và lớp vỏ nứt bóng lấm tấm. Hương vị của bánh thường khá chua, vỏ bánh dai dẻo còn ruột bánh thì mềm mịn, thích hợp để dùng làm bánh mì kẹp sandwich hoặc thậm chí làm tô đựng súp.
Loại bánh mì lịch sử này là nguồn protein tự nhiên và đảm bảo khả năng tiêu hóa tốt nhờ quá trình lên men lâu dài và loại bột sourdough được sử dụng. Ở đây, bánh mì được kết hợp với tủy xương – một nguồn dồi dào vitamin và khoáng chất, hỗ trợ hệ miễn dịch và sức khỏe xương, cùng với hỗn hợp các loại thảo mộc tươi, muối biển và tiêu đen.
Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Rugbrød ở Đan Mạch, Ruislimppu ở miền Đông Phần Lan, hay Rågbröd ở Thụy Điển, loại bánh mì này là một phần quan trọng trong văn hóa ẩm thực của khu vực này. Công thức bánh mì lúa mạch đen Đan Mạch đầu tiên có từ năm 1703, nhưng người Đan Mạch đã ăn Rugbrød hơn một ngàn năm qua. Ngày nay, bánh mì lúa mạch đen vẫn là một phần không thể thiếu trong nền ẩm thực Bắc Âu. Nhiều loại sandwich kiểu Bắc Âu đều được áp dụng công thức dựa trên nền bánh mì lúa mạch đen này.
Sourdough truyền thống là nguyên liệu hầu như luôn được sử dụng cho loại bánh mì này vì men thương mại thường không phù hợp do bột lúa mạch đen tạo ra môi trường khá chua, khiến men thông thường khó sinh trưởng. Loại bánh này chứa đầy các loại hạt và ngũ cốc, cùng với lúa mạch, siro mạch nha hoặc đường, và là một nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời. Nó có hàm lượng dinh dưỡng cao và cung cấp các vitamin và khoáng chất thiết yếu từ ngũ cốc nguyên cám và men chua. Loại bánh mì này được kết hợp với Viili - chứa vi khuẩn sống được coi là lợi khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa, chức năng miễn dịch và hấp thụ dưỡng chất giống như các sản phẩm sữa lên men khác
Injera là một món ăn truyền thống chủ yếu của Ethiopia và cũng đã lan rộng sang các quốc gia lân cận. Đây là loại bánh dạng pancake làm từ bột sourdough đặc biệt dựa trên bột Teff. Nó là thành phần không thể thiếu trong mọi bữa ăn của hầu hết người Ethiopia, tiêu thụ ít nhất một lần mỗi ngày. Theo truyền thống, loại bánh này mất khoảng 3 ngày để làm và dựa trên bột cái từ mẻ bánh trước đó.
Lịch sử của bánh Injera có từ ít nhất năm 600 sau Công nguyên, khi lần đầu tiên xuất hiện dấu vết sử dụng Mitad (vỉ nướng bánh) và Shiro (một loại món hầm từ đậu gà). Ngày nay, bánh vẫn giữ vai trò quan trọng và được tôn vinh trong văn hóa Ethiopia, là món ăn chính trong các buổi lễ, sự kiện tôn giáo và những buổi tụ họp gia đình. Bột Teff, ngoài việc là loại ngũ cốc không chứa gluten, còn là một loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng với hàm lượng chất xơ cao nhất.
Loại bánh nổi tiếng này cung cấp sự cân bằng tuyệt vời giữa carbohydrate, chất xơ, protein và khoáng chất, đồng thời không chứa gluten nhờ vào bột Teff và sourdough được sử dụng trong quy trình. Bánh Injera được kết hợp với món Shiro, một món hầm truyền thống giàu protein thực vật, chứa nhiều chất xơ và dinh dưỡng nhờ vào đậu gà và đậu lăng, cùng sự hòa quyện của các loại gia vị như nghệ, thìa là, tỏi và gừng.
Khi nhắc đến Trung Quốc, nhiều người thường liên tưởng đến gạo hơn là lúa mì, nhưng lúa mì mới chính là loại cây lương thực chủ yếu tại đây. Lịch sử của món Mantou và bánh bao bắt nguồn từ thời kỳ Tam Quốc. Truyền thuyết kể rằng, có một nhà quân sự tài ba đã phải đối mặt với yêu cầu hiến tế đầu của binh sĩ cho thần linh. Để ngăn chặn điều đó, ông đã nghĩ ra cách làm những chiếc bánh bao nhân thịt, tạo hình giống đầu người để dâng lên vị thần. Kết quả, vị thần không chỉ hài lòng mà còn thấy những chiếc bánh ấy thơm ngon hơn cả bữa ăn thường ngày, từ đó giúp nhà quân sự bảo toàn sinh mạng cho đội quân của mình. Chính sự kiện này đã dẫn đến sự ra đời của món Mantou (có thể dịch ra là “đầu của người’ man rợ”)
Ngày nay, hơn 700 triệu chiếc bánh bao hấp được tiêu thụ mỗi ngày ở Trung Quốc, và trong nhiều tiệm bánh, chúng vẫn được làm theo cách truyền thống, sử dụng men chua và một chút bột nở. Loại bánh biểu tượng này trong văn hóa Trung Hoa là một nguồn cung cấp protein rất tốt. Việc hấp giúp giữ lại các chất dinh dưỡng nhạy cảm với nhiệt và giảm sự hình thành acrylamide. Ở đây, bánh bao được kết hợp với nhân đậu đỏ ngọt và dưa cải muối Haam Choy, rất giàu chất xơ, chất chống oxy hóa, cùng các vitamin nhóm B và hàm lượng lớn vitamin K.